This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn học tiếng hàn quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học tiếng hàn quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

học tiếng hàn quốc

Kinh nghiệm săn học bổng du học Han quốc

Hàn Quốc đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên Việt Nam. Học bổng du học có lẽ đã không còn là cụm từ xa lạ với mỗi học sinh sinh viên hiện nay. Đó là niềm ao ước của không biết bao nhiêu bạn trẻ năng động và ham học hỏi. Và để đặt chân tới niềm ao ước ấy có lẽ là cả một quá trình tích lũy, cố gắng lâu dài và có kế hoạch cụ thể.
Cũng như các nước khác, mỗi một chương trình học bổng ở Hàn Quốc cũng đều có những yêu cầu khác nhau, mà ứng cử viên phải đáp ứng và thỏa mãn những điều kiện đó mới có cơ hội thành công. Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại học bổng và nguồn học bổng thường là do các trường, các tổ chức và chính phủ Hàn Quốc cấp. Thông thường các trường đại học khi cấp học bổng không đặt ra yêu cầu đối tượng ứng viên và những cam kết sau khi hoàn tất quá trình học tập. Nhưng với các chương trình học bổng của chính phủ hoặc của các tổ chức, ứng viên phải đáp ứng những yêu cầu về độ tuổi và kinh nghiệm làm việc, sau khi ra trường phải cam kết phục vụ trong lĩnh vực nào đó theo thời gian nhất định. Trước khi xin học bổng, các ứng viên cần tìm hiểu rõ hệ thống giáo dục từng trường và các chương trình đào tạo, cũng như những ngành nghề ưu tiên hay thế mạnh của họ. Hầu hết việc nộp hồ sơ xin học bổng từ chương trình của các tổ chức và chính phủ hoàn toàn miễn phí, trừ chi phí gửi hồ sơ qua bưu điện.
Ngoài ra, ở các trường đại học, mỗi giáo sư thường có các phòng nghiên cứu của riêng mình, và họ cũng cấp học bổng để tìm kiếm những sinh viên chăm chỉ, xuất sắc học tập và làm việc không những ở trường mà còn ngay tại phòng thí nghiệm của mình. Học bổng này được gọi là Học bổng Phòng thí nghiệm / Học bổng giáo sư. Sau khi bạn đã được giới thiệu bởi 1 người có quen biết với giáo sư, hoặc khi đã tự tìm được giáo sư thích hợp với chuyên môn của mình, bạn có thể tiến hành bước chuẩn bị hồ sơ để gửi đi. Hãy gửi hồ sơ của bạn trực tiếp tới giáo sư bằng email trước, sau đó hãy gửi bằng đường bưu điện sau. Thường xuyên liên lạc với giáo sư bằng email để biết kết quả. Các giáo sư Hàn Quốc rất lịch sự, trong trường hợp giáo sư không có ý định cấp học bổng, họ sẵn sàng giới thiệu hồ sơ của bạn cho những giáo sư khác có như cầu. Hãy gọi các giáo sư Hàn Quốc bằng Sir, và trên tiêu đề của email bạn nên ghi rõ là thư xin học bổng, bạn sẽ luôn được trả lời.
Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm săn học bổng Hàn Quốc từ nhiều nguồn khác nhau.
I. Những vấn đề mà bạn phải có sự chuẩn bị lâu dài:
1. Điểm GPA:
Tùy theo mỗi chương trình học bổng mà họ yêu cầu ứng viên phải có điểm Trung bình toàn khóa (Grade Point Average – GPA) khác nhau. Thông thường bạn nên có điểm trung bình toàn khóa trên 8.0 (theo hệ thống tính điểm cũ ở Việt Nam), điều này đặc biệt quan trọng với các bạn có ý định xin học bổng đại học. Vì các bạn chưa hoặc ít có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học. Với những người muốn xin học bổng thạc sỹ hoặc tiến sỹ thì GPA có thể thấp hơn nếu như có công trình nghiên cứu chất lượng (Có tên trên các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín).
2. Nghiên cứu khoa học:
Đây là cơ hội để bạn làm quen với công việc nghiên cứu. Tùy theo đặc thù từng lĩnh vực mà bạn sẽ làm quen và học được các kinh nghiệm, kỹ thuật khác nhau, những thứ rất có ích trong sơ yếu lí lịch (CV) của bạn khi xin học bổng.
Việc bạn tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp bạn tìm được những người bạn cùng chí hướng, làm quen với giáo sư, nâng cao cơ hội tìm học bổng. Và như các bạn đã biết, trong hồ sơ xin học bổng của bạn thường phải có thư giới thiệu, thư giới thiệu của những giáo sư đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của bạn.
3. Kỹ năng ngoại ngữ:
Ngoại ngữ cũng là một phần rất quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của bạn. Bạn có ngoại ngữ sẽ là một ưu thế trong quá trình apply học bổng, khi hồ sơ giữa các bạn có sự tương đồng thì ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố để họ lựa chọn bạn. Hoặc ngoại ngữ cũng là một phần giúp bạn nhận được những ưu ái lớn(như Học bổng chính phủ Hàn Quốc, nếu bạn có TOPIK cấp 5 hoặc cấp 6, bạn sẽ được miễn học tiếng 1 năm đầu và được cấp thêm 100.000 KRW/tháng ngoài những trợ cấp đã có.
Hiện nay, ở Hàn Quốc thường chấp nhận hai thứ tiếng là tiếng Anh hoặc tiếng Hàn làm ngôn ngữ học tập. Với tiếng Anh, Hàn Quốc thường chấp nhận các chứng chỉ TOEFL, IELTS. Phần lớn các chương trình học bổng đòi hỏi ứng cử viên của họ phải có IELTS lớn hơn 6.0 tương đương với TOEFL 79 hoặc 80. Một số trường cũng chấp nhận chứng chỉ TOEIC > 650. Còn với tiếng Hàn, các bạn cần phải có chứng chỉ TOPIK từ cấp 3 trở lên. Giỏi tiếng Hàn là một lợi thế vô cùng lớn khi bước chân đến Hàn Quốc. Từ những việc nhỏ nhất như đón xe bus, taxi hay đi ăn uống cũng vậy. Không phải người Hàn nào cũng biết và giao tiếp được tiếng Anh, nên bạn sẽ rất dễ lúng túng và nhiều khó khăn khi họ không thể hiểu bạn nói gì và bạn không diễn đạt điều mình muốn. Thậm chí bạn có thể gọi món trong tâm trạng rất lo lắng không biết món mình gọi sẽ như thế nào? (Thường menu ở Hàn không có tiếng Anh). Quan trọng nhất là có TOPIK càng cao thì cơ hội xin học bỗng càng dễ.
4. Tham gia các hoạt động ngoại khóa:
Việc tham gia vào các tổ chức tình nguyện trong nước quốc tế, các tổ chức phi chỉnh phủ, hoặc một khóa đạo tạo ngắn hạn quốc tế tổ chức ở Việt Nam về lĩnh vực bạn có ý định xin học bổng hoặc tham gia vào các hoạt động đoàn thể ở trường, lớp… cũng góp phần làm đẹp CV của bạn và làm hồ sơ xin học bổng của bạn có trọng lượng hơn.
5. Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin học bổng hoàn chỉnh:
Trong thời gian cố gắng học tập trên lớp, chuẩn bị ngoại ngữ và các hoạt động ngoại khóa khác, bạn nên tìm hiểu và làm một bộ hồ sơ xin học bổng hoàn chỉnh. Có thể bạn chưa biết hoặc chưa tìm được chương trình học bổng cụ thể nào phù hợp với bạn và yêu cầu của chương trình đó như thế nào. Nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước cho mình một bộ hồ sơ tương đối, nhìn chung phần lớn các chương trình học bổng đều yêu cầu các giấy tờ sau:
– Bằng cấp, bảng điểm. Bạn nên đi đến các trung tâm dịch thuật công chứng để nhờ họ dịch và công chứng sang tiếng Anh. (Nếu bạn có xếp hạng đáng mơ ước (bạn cao tầm <=10%, tốt nhất là <=5%), đừng chần chừ, hãy làm một bảng xếp hạng và đính kèm ngay trong hồ sơ của bạn để nó trông “hoành tráng” hơn. Còn nếu xếp hạng của bạn dưới mức này thì bạn không nên nộp, sẽ chỉ khiến cho hồ sơ của bạn thêm phần “nhợt nhạt” mà thôi.)
– Chứng chỉ tiếng anh (TOEFL hoặc IELTS).
– Sơ yếu lí lịch (CV). Cái này bạn có thể tự thiết kế thật khoa học và bắt mắt. Một số chương trình học bổng đòi hỏi bạn làm CV theo mẫu của họ, tuy nhiên nếu bạn đã có CV tự thiết kế thì việc copy và paste sang mẫu CV của họ cũng rất nhanh.
– Tuyên bố cá nhân (Personal Statement hoặc Statement of Purpose). Đặc biệt quan trọng với những bạn có ý đinh xin học bổng Đại học và phổ thông vì bạn chưa có kinh nghiệm nghiên cứu.
– Kế hoạch học tập (Study Plan hoặc Research Proposal). Cái này quan trọng với những người xin học bổng Thạc sỹ và Tiến sỹ.
– Thư giới thiệu. Thường thì các chương trình học bổng yêu cầu 2-3 thư giới thiệu từ những giáo sư cũ, thầy giáo cũ, giám đốc của bạn, người hướng dẫn tốt nghiệp… Bạn nên viết trước rồi nhờ họ xem lại và ký, và có dấu nữa thì càng tốt.
Ngoài ra tùy từng chương trình học bổng mà họ có thể đòi hỏi những giấy tờ khác như Giấy khai sinh, Hộ khẩu… cũng phải dịch sang tiếng Anh và công chứng. Bạn nên scan bộ hồ sơ này vì rất nhiều chương trình học bổng bạn có thể ứng cử online. Và việc ứng cử online sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ.
6. Tìm học bổng:
Sau khi đã trang bị cho mình những yếu tố cần thiết, nếu bạn cảm thấy mình đã sẵn sàng để apply một học bổng nào đó, hãy bắt tay ngay vào việc tìm kiếm học bổng phù hợp với hồ sơ của mình.
Có rất nhiều cách để tìm kiếm học bổng nhưng phổ biến hiện nay là tìm học bổng trên Internet. Đây thực sự là nguồn thông tin hữu ích cho các bạn. Tuy nhiên, cần thận trọng vì cũng có những thông tin về một số dấu hiệu lừa đảo: yêu cầu trả lệ phí cho việc đăng ký tìm kiếm những thông tin học bổng; thông báo bạn nhận được học bổng trong khi bạn chưa bao giờ nộp hồ sơ; email thông báo bạn nhận được học bổng nhưng phải trả một khoản tiền nào đó; yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân chi tiết như thẻ ngân hàng, hộ chiếu…; học bổng “chỉ dành cho bạn” (nhà cung cấp học bổng hợp pháp luôn dành cơ hội cho mọi ứng viên); chương trình giải thưởng hay rút thăm trúng thưởng yêu cầu thông tin cá nhân, cam kết bạn sẽ được nhận học bổng nếu đăng ký nộp hồ sơ…
Nếu các bạn không quá u mê thì đều có thể nhận ra rằng đã gọi là học bổng mà lại còn mất tiền này tiền kia thì đâu còn là học bổng nữa? Hãy tỉnh táo để tránh tiền mất mà học bổng chẳng thấy đâu.
II. Những vấn đề khiến hồ sơ của bạn bị loại:
1. Lỗi không đáp ứng về thời gian:
Tất cả các chương trình học bổng đều sẽ có một thời hạn quy định cho các ứng viên. Nếu ứng viên không gửi hồ sơ đăng ký của mình đến tay nhà trường hay tổ chức nhận hồ sơ đúng hạn, thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức, cho dù thành tích của bạn có cao đến mức nào. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã gừi hồ sơ đi sớm nhất có thể, ít nhất là trước khi kết thúc chương trình.
2. Kết quả học tập chưa đạt yêu cầu:
Vấn đề điểm số luôn là một phần rất quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của bạn. Mỗi chương trình học bổng lại có những quy định khác nhau về điểm số, những học bổng có tính cạnh tranh càng cao thì yêu cầu về điểm số lại càng cao. Thậm chí, nhiều hình thức học bổng chỉ nhận hồ sơ của những người có điểm giỏi hoặc suất sắc. Hãy cố gắng đảm bảo điểm GPA của mình ở mức độ “an toàn”, để nâng cao cơ hội nhận được học bổng cho bản thân.
3. Bài luận hạn chế:
Một bài luận hay sẽ là cứu cánh cho tất cả những bộ hồ sơ xin du học. Tuy nhiên, nếu bài luận đó thiếu ý tưởng, câu chữ sắp xếp lộn xộn, ý tứ không rõ ràng, thiếu liên kết và thiếu định hướng… thì cũng không thể qua nổi con mắt của những người xét tuyển, dù họ chỉ đọc trong ít phút.Và dĩ nhiên, hồ sơ của bạn sẽ bị loại.
4. Thông tin sai lệch:
Trong hầu hết các hồ sơ, các trường luôn tìm cách để chứng thực các thông tin trong hồ sơ của bạn. Nếu bạn “khai man” bất cứ thông tin nào, dù chỉ là những thông tin ngoài lề, không liên quan đến chương trình học, hồ sơ của bạn cũng bị loại ngay lập tức. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo tính xác thực trong mỗi câu chữ ở hồ sơ của bạn nhé.
5. Bộ hồ sơ cẩu thả:
Một bộ hồ sơ nhàu nhĩ, bị dính bẩn, trình bày lộn xộn, chữ viết sai chính tả… sẽ làm cho người xét tuyển cảm thấy không được tôn trọng. Thậm chí, ngay từ bộ hồ sơ của bạn, họ có thể đánh giá được ngay con người của bạn. Và tất nhiên là hồ sơ của bạn cũng không thể được đi tiếp vào vòng trong.
6. Thiếu hoạt động ngoại khóa:
Nếu bạn không tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay các hình thức sinh hoạt tập thể nào, bạn dễ dàng bị loại ra khỏi vòng sơ tuyển hồ sơ. Vì đó là một kênh quan trọng để kiểm tra khả năng học hỏi, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và các tiềm năng khác của bạn.
Những kinh nghiệm trên đây hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn có mong muốn, nguyện vong tìm kiếm học bổng đi đúng con đường. Chúc các bạn thành công!